Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Ung thư gan là 1 trong 8 ung thư hay gặp nhất trên toàn thế giới, bệnh chiếm 4% trong tổng số các ung thư ở người. Tại Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus viêm gan B.


Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Thủ phạm chính gây nên bệnh ung thư gan là virus viêm gan B. Các bằng chứng khoa học đã chứng minh virus viêm gan B là yếu tố gây ung thư gan trên thực nghiệm. Người bị nhiễm virut viêm gan B có nguy cơ cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại vi rút này.

Bệnh xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan. Uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới. Những người bị bệnh xơ gan do rượu nếu ngừng uống khoảng 10 năm thì sau đó cũng tiến triển tới ung thư gan. Thực phẩm dự trữ trong môi trường nóng và ẩm dễ sinh ra một loại nấm gọi là Aspergillus flavus, loại nấm này sinh ra Aflatoxin, là chất được biết gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Ung thư tế bào gan cũng xuất hiện ở trên 30% bệnh nhân bị ứ sắt có tính chất di truyền. Tại Việt Nam, hậu quả của chiến tranh để lại với hàng triệu tấn chất độc màu da cam có chứa chất Dioxin cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây nên căn bệnh này.

Triệu chứng và chẩn đoán

Các bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng vùng hạ sườn trái là triệu chứng thường gặp nhất do u lớn. Triệu chứng khởi đầu cũng thường gặp là trên các bệnh nhân bị bệnh xơ gan đột ngột xuất hiện biến chứng (cổ chướng, vàng da, xuất huyết tiêu hoá do gi•n vỡ tĩnh mạch thực quản). Khi khám bệnh, các bác sỹ có thể sờ thấy gan to, ấn rắn chắc.

Các xét nghiệm thường được làm để chẩn đoán ung thư gan là xét nghiệm máu xác định nồng độ anpha-FP, khi AFP cao trên 500ng/ml thì rất gợi ý tới ung thư gan. Ngoài ra, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT scaner ổ bụng có tác dụng xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u gan. Xét nghiệm sinh thiết gan bằng kim nhỏ chọc đơn thuần hoặc siêu âm để chẩn đoán mô bệnh học mô bệnh học.

Dự phòng

Đây là căn bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm chính vì vậy việc điều trị cũng ít hiệu quả. Đa số các ung thư gan thường kèm theo nhiễm viêm gan B, để dự phòng căn bệnh này, việc cần làm là thực hiện tiêm vắc-xin chống lại vi rút viêm gan B.

Nguồn: Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống ung thư

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Chồng em bị bệnh viêm gan siêu vi B. Trước khi cưới em có đi chích ngừa viêm gan rồi. Bây giờ em có con, con em hiện giờ đã được 13 tháng rồi có chích đầy đủ các mũi chích ngừa theo quy định. Như vậy con em có bị nhiễm bệnh như ba bé không ạ? Em có cần đưa bé đi chích thêm 3 mũi viêm gan nữa không? Vacxin ngừa virus viêm gan B cho bé có hiệu quả trong bao lâu? Em xin cảm ơn!

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Phương pháp xác định các đột biến tại vùng BCP/PC của virus viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B mạn giúp người bệnh biết được nguy cơ xơ gan và ung thư gan, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Theo số liệu thống kê, hiện trên thế giới có trên 2 tỷ người bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), trong đó có trên 350 triệu người bị viêm gan B mạn. Viêm gan siêu vi B mạn có thể dẫn tới các biến chứng như xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Ung thư gan nguyên phát là nguyên nhân thứ ba gây tử vong trên thế giới do ung thư và ung thư biểu mô tế bào gan chiếm 85-90% trong số những ung thư gan này.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013


5 người chết ở Quảng Ninh sau khi sử dụng rượu có chứa hàm lượng methanol quá cao là lời cảnh báo với những người nghiện các loại rượu rẻ tiền.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngộ độc methanol thường xảy ra do uống rượu mà những người nấu rượu đã cho methanol – một chất cồn công nghiệp - vào để giảm giá thành. Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hoá thành formaldehyde và sau đó thành formic acid. Chính những chất này gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề, dẫn đến tử vong nhanh.

Dấu hiệu giúp nhận biết ngộ độc methanol là nhìn thấy trắng mờ, như đang trong cơn bão tuyết. Một số triệu chứng sớm khác là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau thượng vị và mệt mỏi, ngủ ly bì, lú lẫn. Trong giai đoạn tiềm ẩn (18-24 giờ) bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì. Sau đó xuất hiện giảm thị giác, ngừng thở, đau bụng dữ dội, chán ăn, buồn nôn và nôn ói. Nhiều biểu hiện thần kinh khác nhau - từ cảm giác lơ lửng cho đến co giật, hôn mê, nhịp tim chậm, suy cơ tim, và tụt huyết áp khi ngộ độc nặng. Nhiễm độc methanol nặng gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng. 

Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra. Sau đó, để bệnh nhân ngủ, cứ vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn cháo loãng. Tránh trường hợp để bệnh nhân đói sẽ bị hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hoá.

Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh xơ gan,phải chua benh ung thu gan. Một số người còn cho người say uống mật ong pha loãng, nhưng nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với mật ong sẽ dễ gây say hơn.

Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh. Nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi (thái lát đun sôi kỹ) để máu lưu thông, hóa giải nhanh chất cồn.

Các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ... uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.

Người ngộ độc rượu không tắm ngay vì dễ bị hạ đường huyết, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành để cung cấp vitamin và chất chống ôxy hóa, hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan. Để phòng ngộ độc rượu, khi uống rượu nên chọn loại có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm. Không uống rượu khi đói và chỉ nên uống khoảng 30ml. Đối với bia chỉ nên uống khoảng 300 - 500ml là hợp lý.

Lao Động

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV kỳ họp thứ 8
(Từ ngày 2-12 đến ngày 6-12-2013)
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003; 
Xét các báo cáo của UBND thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND thành phố; ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố; ý kiến của các đại biểu HĐND thành phố,
- Hỏi: Tôi bị bệnh, bác sĩ xác định là viêm gan mạn tính, trong năm nay đã điều trị viêm gan c nhiều đợt, tổng cộng gần 2 tháng. Tôi không rõ nếu phải điều trị thêm nhiều thời gian nữa thì có ảnh hưởng đến công việc không và chế độ tiền lương được tính thế nào?

Phan Kế Thừa (Cam Ranh, Khánh Hòa)
tháng trước em xét nghiệm về gan ở Bệnh viện Nhiệt đới, kháng thể 60%. Bác sĩ tiêm ngừa 1 mũi và 2 năm sau xét nghiệm lại.

Hiện em sống, ăn chung với chị họ bị viêm gan C mãn tính. Liệu em có nguy cơ bị nhiễm? (Thanh)

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn không nói rõ xét nghiệm về gan mà bạn làm là xét nghiệm gì để chúng tôi có thể giải thích rõ hơn. Nhưng qua lời bạn, có thể suy đoán đó là xét nghiệm kháng thể Anti HBs (hay HBsAb) 60 mIU/ml. Đây là kháng thể giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm bệnh gan siêu vi B khi lượng kháng thể lớn hơn 10 mIU/ml. Nhiều nhà chuyên môn khuyến cáo, nếu nồng độ kháng thể Anti HBs từ 10 đến 100 mIU/ml thì nên tiêm ngừa thêm một mũi văcxin nhằm tăng lượng kháng thể trong máu lên cao, giúp bảo vệ cơ thể lâu dài.

Viêm gan siêu vi C đa số lây truyền qua đường máu như truyền máu, dùng chung bơm tiêm, dùng chung dao cạo, chung dụng cụ cắt móng, cắt lể, xăm mình, tai nạn kim đâm… có dính máu của người nhiễm siêu vi viêm gan C.

Một số ít (< 5%) lây truyền qua quan hệ tình dục, mẹ nhiễm lây cho con. Viêm gan siêu vi C không lây qua các giao tiếp thông thường. Vì thế, để tránh lây nhiễm siêu vi này, bạn và những người khác trong gia đình không sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo, dụng cụ cắt móng và các vật dụng có thể dính máu của người bệnh.

xaluan.com

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013


Sản xuất giày xuất khẩu ở KCN Khánh Phú( Yên Khánh- Ninh Bình)
AKZ